Đôi khi một lỗi lầm nhỏ, hay là một sai lầm lớn xảy ra. Bạn làm rối tung mọi thứ và mỗi lần nghĩ về điều đó, nó lại khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Bạn biết không? Thay vì muốn giấu diếm chôn vùi nó đi thì tốt hơn hết bạn nên đối mặt và giải quyết nó thì hơn.

Đừng vì sợ thất bại mà không dám bước đi, những người có thể vươn lên

Chúng ta nên nhớ rằng thất bại đóng một vai trò rất quan trọng trong bất kỳ nỗ lực thành công nào. Steve Jobs đã bị sai thải khỏi chính công ty của ông, Nữ hoàng truyền hình Oprah đã đánh mất vị trí biên tập viên của các bản tin địa phương, và sau khi lái xe xuyên đêm qua một trận bão tuyết vào năm 1961, các ông lớn trong ngành xuất âm nhạc đã khẳng định rằng ban nhạc the Beatles sẽ không bao giờ có thể đi đến được thành công. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới một số trường hợp điển hình khác ít nổi tiếng hơn.

Mặc dù đối mặt với thất bại, những nhà lãnh đạo, các nhà tư tưởng và những nhà sáng tạo xuất chúng vẫn có thể tiếp tục vươn lên.

Và dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp cho bạn cũng có thể gặt hái được thành công tương tự:

1.   Hãy nhận lỗi… ngay cả khi không phải 100% do bạn

Xin lỗi là gì,Top 10 cách xin lỗi chân thành và dễ chấp nhận nhất - Đang  Hot 2021

Chúng ta vẫn thấy các CEO (những người lãnh đạo tốt) thường thay mặt cho nhóm của mình đưa ra lời xin lỗi. Trong suốt sự nghiệp của mình, có lẽ bạn cũng sẽ phải làm như vậy.

Không thể tránh khỏi việc bạn muốn đổ lỗi lên một người khác, một quy trình hoặc một nhóm người nào đó. Tuy nhiên, ngay cả khi thất bại không hoàn toàn do bạn, việc nhận phần lỗi của mình sẽ khiến cho bạn trở thành một nhà lãnh đạo đáng tin cậy và có trách nhiệm hơn.

Khi bạn nói “Lẽ ra tôi nên xem xét lại điều đó”, hoặc “Tôi đã không giành đủ thời gian cho việc đó”, bạn đang cho sếp của bạn hiểu rằng bạn biết chỗ sai là ở đâu và họ không cần phải chỉ ra điều đó cho bạn. Những người sếp tốt muốn bạn học hỏi từ những thất bại của mình, vì vậy hãy cho họ thấy rằng bạn đã làm được điều đó.

2.   Đừng quá sa đà vào việc “xin lỗi”

Lỡ mắc sai lầm, không chỉ là nhận lỗi

Trong nỗ lực nhằm làm chủ thất bại của mình, nhiều người trong chúng ta có thể sẽ nói lời xin lỗi quá mức. Thất bại là một phần của kinh doanh và rất có thể, sếp của bạn cũng đã thất bại. Sẽ có lúc bạn cần phải nói lời xin lỗi, nhưng trong nhiều trường hợp, nói lời cảm ơn lại hay hơn đấy.

Điều này có nghĩa là: nếu như bạn đến trễ một vài phút, thay vì nói "ồ, tôi rất xin lỗi", hãy nói "cảm ơn vì sự kiên nhẫn của bạn". Trong trường hợp những sai lầm nhỏ, người ta lại có phản hồi tốt hơn đối với lời "Cảm ơn" thay vì nói "Tôi xin lỗi".

Nếu đó là một sai sót lớn hơn một chút, chẳng hạn như sai đơn đặt hàng, hãy nói những câu kiểu như “Cảm ơn vì đã cho chúng tôi cơ hội để sửa sai”. Điều này giúp bạn làm chủ tình hình, nhưng lại không khiến cho mọi việc trở nên tiêu cực. Nó sẽ cho đối tác biết rằng bạn đang đánh giá cao sự hỗ trợ của họ.

3.   Hãy thất bại nhanh chóng

Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công (20 mẫu) - Văn 7

Cá nhân tôi nghĩ rằng lời khuyên “đừng bao giờ bỏ cuộc” bấy lâu nay nên có một dấu hoa thị trên đó. Không ai muốn dành ra hàng thập kỷ năng lượng tinh thần của mình để theo đuổi một thứ gì đó cuối cùng lại không có kết quả với danh nghĩa “không bao giờ từ bỏ”.

Các nhà lãnh đạo vẫn luôn từ bỏ; Nếu bạn cứ mãi cố chấp với những mọi thứ mà bạn đã khởi đầu, nó sẽ chỉ khiến cho bạn lãng phí thời gian. Bạn cần phải nhận biết được thời điểm nào là nên từ bỏ.

Thật không may, những người tham vọng thường để các khoản chi phí chìm (sunk cost) lấn át họ trong những tình huống này. Khi bạn đã đầu tư thời gian và sức lực của mình, thật khó để chấp nhận rằng tất cả những sự đầu tư đó đều vô tác dụng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đầu tư nhiều hơn cũng sẽ không giúp cho bạn thay đổi được tình hình.

Tập trung vào khả năng thành công trong tương lai (không giành cho khoản đầu tư lịch sử), hãy thực tế với bản thân mình xem liệu rằng bao nhiêu phần trăm khả năng thành công sẽ xuất hiện vào giờ phút cuối cùng? Bạn định thay đổi những điều bạn đang làm như thế nào? Bởi vì nếu bạn không thay đổi, thì kết quả cũng sẽ như vậy. Các nhà lãnh đạo lớn thất bại, nhưng họ thất bại nhanh chóng, và sau đó họ tiếp tục tiến lên.

Nếu bạn không có ít nhất một lần thất bại, có lẽ bạn chưa cố gắng nhiều lắm. Thành công không bao giờ là tuyến tính; và thất bại là một phần của quá trình đó. Bạn càng có năng lực sở hữu nó, đối mặt với nó và tiến về phía trước một cách nhanh chóng, thì khả năng ‘thất bại’ của bạn sẽ chỉ còn là một chương, chứ không phải là kết cục câu chuyện của bạn nữa.

_Sưu tầm_

— Tin tức —
VTEDCO
– Website tuyển dụng trực tuyến

Bài đọc liên quan

Cuộc 'cách mạng' tìm việc của Gen Z

Cuộc 'cách mạng' tìm việc của Gen Z

Giải pháp tìm trường du học theo tài chính và năng lực

Giải pháp tìm trường du học theo tài chính và năng lực

Canada giảm 1/3 visa du học, siết cấp phép lao động cho sinh viên quốc tế

Canada giảm 1/3 visa du học, siết cấp phép lao động cho sinh viên quốc tế

1900.5858.33