Xuất khẩu lao động là một trong những cơ hội giúp làm giàu sau thời gian ngắn hạn. Năm 2021 hoạt động XKLĐ bị ảnh hưởng khá trầm trọng khi dịch Covid 19 có nhiều diễn biến phức tạp ở tại Việt Nam và Nhật Bản. Vậy năm 2022 có nên đi XKLĐ Nhật Bản không? Cùng tìm câu trả lời nhé!

Vậy, năm vừa qua có thể được xem là năm cực kì khó khăn đối với chương trình XKLĐ Nhật Bản khi mà dịch Covid bùng nổ toàn cầu ảnh hưởng trầm trọng trên toàn thế giới.

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, cục lao động ngoài nước 6 tháng đầu năm chỉ có hơn 33.000 lao động được đưa đi nước ngoài làm việc. Trong đó tính riêng tháng 01 năm 2022 là 9.414 lao động (3.823 lao động nữ), bằng 100,33% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 01 năm 2022 là 9.383 lao động trong đó có 2.501 lao động nữ). Trong đó các thị trường chủ lực vẫn là Nhật Bản: 6.165 lao động (2.535 lao động nữ), Đài Loan: 2.883 lao động (1.128 lao động nữ), Rumania: 92 lao động (39 lao động nữ),… Chiếm trên 65%, Nhật Bản là hiện lựa chọn số 1 của nhiều lao động khi có ý định sang làm việc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid 19 khiến hàng loạt đơn hàng tuyển dụng bị tạm ngừng, hàng nghìn lao động đã hoàn thành khóa học, xin xong visa mà chưa thể xuất cảnh. Việc tạm dừng xuất cảnh đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như người lao động. Hầu hết các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đã phải tạm ngưng mọi hoạt động suốt 7 tháng qua nhất là khi các chuyến bay thương mại giữa 2 quốc gia bị tạm ngưng cùng với đó lệnh cấm nhập cảnh của chính phủ Nhật đối với các nước trong đó có cả công dân Việt Nam.

Thời điểm hiện tại khi dịch Covid 19 đang dần được kiểm soát ở nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam và Nhật Bản, chính vì vậy hoạt động xuất khẩu lao động đang có dấu hiệu khởi động đây được xem là dấu hiệu tích cực để năm 2022 trở thành năm bùng nổ về XKLĐ Nhật Bản.

NHỮNG LÍ DO NÊN ĐI XKLĐ NHẬT BẢN 2022

Điểm nổi bật trong chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản 2021 đó là những chính sách mới được chính phủ Nhật Bản ban hành và đương nhiên là rất có lợi cho người lao động nước ngoài như:

Nâng mức lương cơ bản tối thiểu tại các vùng từ 1 đến 3 yên.

Visa mới Tokutei tiếp tục được triển khai và mở trộng ngành nghề

Chấp nhận tu nghiệp sinh Nhật Bản đã từng hết hợp đồng về nước quay trở lại Nhật Bản làm việc đúng với ngành nghề mà ngày trước đã tu nghiệp.

Nhiều chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài sang Nhật làm việc

1. Công việc đa dạng, nhiều ngành nghề phù hợp với nhiều đối tượng lao động

Nhật Bản thiếu hụt lực lượng lao động hàng năm rất lớn, nên hầu như mọi ngành nghề đều cần tuyển thêm nhân công từ thị trường nước ngoài.

Bên cạnh các công việc xuất khẩu truyền thống như xây dựng, may mặc, cơ khí, lắp ráp linh kiện, chế biến thực phẩm, thì tại thị trường Nhật Bản còn có các công việc khá ít thị trường lao động khác có như trồng và thu hoạch cà chua, trồng dâu tây, chăn nuôi bò sữa...

Ngoài ra, thị trường Nhật Bản không chỉ tuyển dụng lao động phổ thông, mà còn có nhiều đơn hàng tuyển kỹ sư, kỹ thuật viên với thu nhập hấp dẫn.

Đặc biệt năm 2022 là năm thứ 2 visa kỹ năng đặc định đã được đưa vào thực hiện, thì năm 2022 khi mà sự chuẩn bị về quy trình, thủ tục chuẩn đã sẵn sàng thì việc chuyển đổi visa cũng sẽ nhanh gọn, các kì thi cũng mở ra nhiều hơn mang đến cơ hội lớn cho người lao động Việt khi có dự định sang Nhật làm việc.

2. Mức thu nhập thực tế ở thị trường Nhật Bản cao hơn hẳn so với các thị trường khác 

Tùy vào các công việc khác nhau, người lao động xuất khẩu tại Nhật Bản sẽ được hưởng những mức thu nhập tương ứng.

Mặt bằng chung về mức lương khi làm việc tại Nhật Bản rất cao, dao động từ 28 đến 35 triệu/tháng trong khi lao động tham gia xuất khẩu tại Đài Loan chỉ đạt từ 15 đến 19 triệu/tháng.

So sánh mức lương ở Nhật so với các nước trong khu vực có lao động Việt NAm tham gia XKLĐ

Trung bình sau 3 năm, người lao động tại Nhật Bản trừ những mức chi phí ban đầu và chi phí sinh hoạt sẽ tiết kiệm được từ 500 – 800 triệu, còn người lao động tại Đài Loan tích lũy được từ 300 – 500 triệu mà thôi.

Đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ban cố vấn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đề xuất phương án không thay đổi mức lương tối thiểu của năm nay. Tuy nhiên, theo kết quả của cuộc thảo luận ở các địa phương thì 40 tỉnh đã quyết định tăng mức lương tối thiểu từ 1 đến 3 yên.

Được biết từ 2016-2019, trung bình quốc gia tiếp tục tăng trên 20 yên mỗi năm trong đó đợt tăng lương gần đây nhất chính là tháng 4. Tuy nhiên, đại dịch Covid 19 diễn ra đang ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân do đó vào tháng trước, Ban cố vấn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã đề xuất tăng mức lương tối thiểu của năm tài khoá 2020. Các cuộc thảo luận cũng được xúc tiến sau đó ở nhiều địa phương trên toàn quốc. Theo đó, hội đồng của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi chia mỗi tỉnh thành bốn cấp bậc, từ A đến D, tùy theo tình hình kinh tế, và đưa ra hướng dẫn về số lượng của từng mức tăng

Mức tăng là ¥ 2 hoặc ¥ 3, chủ yếu ở các vùng có mức lương tối thiểu thấp hơn so với các tỉnh khác. Trong đó 7 tỉnh có mức lương cao nhất như Tokyo, Osaka,... đã quyết định giữ nguyên không thay đổi. Hiện tại, xét riêng theo từng tỉnh, Nhật Bản có 2 tỉnh có mức lương tối thiểu theo giờ trên 1000 yên, 6 tỉnh ở mức trên 900 yên, 23 tỉnh trên 800 yên, 16 tỉnh trên 700 yên. Cụ thể, Tokyo và Kanagawa là hai nơi có mức lương tối thiểu cao nhất với 1013 yên và 1012 yên/giờ, tiếp đến là Osaka 964 yên/giờ. 7 tỉnh có mức lương tối thiểu thấp nhất là Akita, Tottori, Shimane, Kochi, Saga, Oita, Okinawa với 792 yên/giờ. Đợt tăng lương này sẽ giúp giảm khoảng cách về mức lương tối thiểu với khu vực thành thị và nông thông khi hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Tohoku, Hokuriku, Shikoku và Kyushu đã tăng lên. Như vậy, mức lươngn cao nhất trong năm 2008 là 1013 yên ở Tokyo, và mức thấp nhất là 792 yên ở 7 tỉnh Akita, Tottori, Shimane, Kochi, Saga, Oita và Okinawa,và chênh lệch với Tokyo , nơi cao nhất là 221 yên, thấp hơn 2 yên so với năm 2022. Mức lương tối thiểu mới sẽ được áp dụng tại các tỉnh vào đầu tháng 10.

3. Thời hạn lao động phong phú từ ngắn hạn đến dài hạn, có thể được gia hạn nếu làm tốt công việc.

Thông thường, xuất khẩu lao động tại các nước đều có chung thời hạn 3 năm cho một quá trình.

Tuy nhiên, do có thêm đơn hàng nông nghiệp, thị trường xuất khẩu Nhật Bản đưa ra thêm cho người lao động cả những đơn hàng ngắn hạn (khoảng 8 tháng). Nhờ đó, những người sắp hết độ tuổi được xét tuyển như 33, 34 tuổi vẫn có thể được xuất khẩu lao động trong thời hạn ngắn.

Hơn nữa, với những người đăng ký xuất khẩu lao động 3 năm, sau khi hết hợp đồng lao động có nhiều cơ hội được gia hạn hợp đồng thêm 2 năm nếu hoàn thành xuất sắc công việc.

4. Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản giảm mạnh

Chi phí là yếu tố quan trọng tác động và ảnh hưởng đến việc đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. 

Nếu so với những năm về trước thì năm 2022 chi phí để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản giảm hơn nhiều do một vài năm trước có thể cần đến 300 triệu đồng để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì năm nay chỉ còn khoảng 150 - 170 triệu đồng với đơn hàng 3 năm, 40 - 70 triệu đồng cho đơn hàng 1 năm. 

 

Bởi, từ năm 2022 Luật quy định bỏ chi phí đặt cọc chống trốn. Bình thường loại chi phí này khoảng 2,000 USD – 3,000 USD. Do đó, khi bỏ khoản tiền này, mức chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020 sẽ giảm từ 40 – 60 triệu, và một số chi phí khác để thu hút nguồn lao động ngoài nước.

5. Điều kiện lao động ở Nhật Bản rất tốt trong khi chi phí sinh hoạt phù hợp

Nhật Bản là quốc gia có an ninh tốt vì người Nhật luôn chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp. Sinh sống và làm việc tại đây, bạn sẽ không phải lo nghĩ đến các vấn nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật...

Người dân Nhật Bản có nhiều đức tính tốt như chăm chỉ, chân thật, hiếu khách khiến bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái sau khi hòa nhập.

Nhiều lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản cho biết rằng, chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản không hề đắt đỏ, nếu biết cách chi tiêu và tiết kiệm hợp lý, bạn hoàn toàn có thể gửi về cho gia đình mỗi tháng khoảng 20 triệu mà vẫn dư ra chi phí để đi du lịch với bạn bè.

6. Cơ hội có việc làm sau thời hạn lao động khi về nước của lao động xuất khẩu Nhật Bản là rất lớn

Một nỗi lo hàng đầu của người lao động xuất khẩu là sau khi về nước có thể tiếp tục kiếm được việc làm và hòa nhập với cộng đồng hay không.

Đừng lo nếu bạn xuất khẩu lao động Nhật Bản thì cơ hội tìm được việc làm sau khi về nước của bạn là rất lớn, bởi có rất nhiều công ty Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam hàng năm vẫn cần bổ sung lượng lớn nguồn nhân lực.

Với những kinh nghiệm và tiếng Nhật được trau dồi, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao về bạn.

Những công việc sau khi thực tập sinh về nước có thể kể đến:

Làm việc cho các công ty Nhật Bản tại Việt Nam

Làm việc tại các công ty có vốn đầu tư tại Nhật Bản

Giáo viên dạy tiếng Nhật

Phiên dịch viên

Làm việc tại những công ty hợp tác với phía Nhật Bản

Kinh doanh buôn bán

SO SÁNH 3 THỊ TRƯỜNG XKLĐ LỚN NHẤT: NHẬT BẢN- ĐÀI LOAN-HÀN-QUỐC

Đây là 3 thị trường có số người Việt Nam xuất cảnh sang làm việc lớn nhất trong những năm trở lại đây. Nếu như trước đây câu nói: "Đài Loan số 2, không ai số 1" để nói về số lượng đi xuất khẩu lao động của người dân Việt Nam.

Với gần 70% số người xuất cảnh sang làm việc, Đài Loan đã chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu lao động trong rất nhiều năm. Nhưng hãy xem chuyển biến về số người đi xuất khẩu lao động trong giai đoạn từ năm 2022-2021 dù ảnh hưởng của dịch Covid 19

Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 10 năm 2022 là 766 lao động (42 lao động nữ) và bằng 17,16% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 10 năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 4.463 lao động), gồm các thị trường: Nhật Bản: 142 lao động (35 lao động nữ); Hàn Quốc: 46 lao động nam; Đài Loan: 38 lao động nam; Hungary: 35 lao động (07 lao động nữ); Rumania: 29 lao động nam; Trung Quốc: 233 lao động nam; Serbia: 73 lao động nam; Singapore: 90 lao động nam; UAE: 62 lao động nam và các thị trường khác.

Như vậy, trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 43.584 lao động (15.024 lao động nữ) đạt 48,42% kế hoạch năm 2022 (năm 2022, kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 90.000 lao động), và bằng 92,14% so với cùng kỳ năm ngoái (10 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 47.300 lao động), trong đó thị trường: Đài Loan: 19.388 lao động (6.486 lao động nữ), Nhật Bản: 19.193 lao động (8.270 lao động nữ), Trung Quốc: 1.658 lao động (01 lao động nữ), Hàn Quốc: 748 lao động (01 lao động nữ), Rumani: 638 lao động (81 lao động nữ), Singapore: 544 lao động nam, Hungary: 438 lao động (105 lao động nữ), và các thị trường khác.

Có thể thấy thị trường Nhật Bản đang là thị trường chủ lực của lao động Việt Nam và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới

Bảng so sánh mức lương xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan

=> Vậy khi so sánh 3 thị trường trên chắc hẳn lao động có thể nhận ra Nhật Bản là thị trường XKLĐ tốt nhất dành cho lao động Việt Nam hiện nay dù cho chi phí xuất cảnh hơi cao một chút nhưng lợi ích về lâu về dài thì hơn hẳn các thị trường khác.

Như vậy, xuất khẩu lao động Nhật Bản có ưu điểm vượt trội so với xuất khẩu lao động tại các thị trường khác. Dự đoán năm 2022, số lượng lao động xuất khẩu Nhật Bản sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với năm 2021,

_Sưu tầm_

— Tin tức —
VTEDCO
– Website tuyển dụng trực tuyến

Bài đọc liên quan

VTEDCO - ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT HÀN VIỆT NAM (VWS) LẦN THỨ IV NHIỆM KỲ 2024 – 2029

VTEDCO - ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT HÀN VIỆT NAM (VWS) LẦN THỨ IV NHIỆM KỲ 2024 – 2029

Hà Nội: Gần 4.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng

Hà Nội: Gần 4.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng

Tuyển không giới hạn số lượng thực tập sinh tại Nhật, lương từ 24-35 triệu đồng/tháng

Tuyển không giới hạn số lượng thực tập sinh tại Nhật, lương từ 24-35 triệu đồng/tháng

1900.5858.33