Một doanh nghiệp vận tải biển công bố lợi nhuận tăng tới 200 lần
Quý II/2024, Vosco - "anh cả đỏ" của vận tải biển Việt Nam có mức lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt hơn 283 tỷ đồng, tăng hơn 200 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Công ty CP Vận tải biển VN (Vosco) vừa công bố kết quả sản xuất kinh doanh tích cực trong nửa đầu năm 2024.
Theo đó, kết quả kinh doanh hợp nhất của Vosco trong 6 tháng đầu năm ghi nhận mức doanh thu đạt hơn 3.395 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vosco trong 6 tháng cũng tăng gần 5 lần, đạt hơn 358 tỷ đồng.
Công ty CP Vận tải biển VN (Vosco) vừa công bố kết quả sản xuất kinh doanh tích cực trong nửa đầu năm 2024.
Theo đó, kết quả kinh doanh hợp nhất của Vosco trong 6 tháng đầu năm ghi nhận mức doanh thu đạt hơn 3.395 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vosco trong 6 tháng cũng tăng gần 5 lần, đạt hơn 358 tỷ đồng.
Vosco hiện đang kinh doanh 3 mảng gồm tàu tổng hợp, tàu container và tàu dầu.
Riêng trong quý II, "anh cả đỏ" của vận tải biển Việt Nam có mức lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt hơn 283 tỷ đồng, tăng hơn 200 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện nay, Vosco đang kinh doanh 3 mảng gồm tàu tổng hợp, tàu container và tàu dầu. Doanh nghiệp cho biết thời gian qua, thị trường tàu hàng khô và tàu container vẫn còn nhiều khó khăn nhưng công ty đã bám sát diễn biến, tận dụng tốt các cơ hội của thị trường, nhất là đối với khối tàu dầu, tiếp tục áp dụng các giải pháp trong hoạt động kinh doanh để tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác.
Doanh thu của công ty trong quý II/2024 và 6 tháng đầu năm 2024 cao hơn so với cùng kỳ 2023 do trong quý, Vosco có thêm 1.256 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động thương mại. Ngoài ra, công ty cũng có thêm khoảng 400 tỷ đồng doanh thu từ việc bán tàu Đại Minh.
Cùng đó, tiếp tục áp dụng nhiều giải pháp có hiệu quả để kiểm soát chi phí, đặc biệt là các chi phí lớn như sửa chữa, nhiên liệu, phụ tùng... cải thiện kết quả kinh doanh cũng như đảm bảo an toàn trong khai thác. Nâng cao hiệu quả việc bảo quản bảo dưỡng tàu để giảm thiểu sự cố, đảm bảo hiệu suất khai thác của các tàu.
Kết thúc quý II/2024, Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An ghi nhận mức doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh đạt hơn 948 tỷ đồng, tăng hơn 55% so với cùng kỳ năm 2023. Giá vốn bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng hơn 50%.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài chính hợp nhất trong quý 2 của Hải An đạt hơn 126,5 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Hãng tàu Hải An có kết quả sản xuất kinh doanh tích cực nhờ giá cước vận tải biển có xu hướng tăng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Hải An thông báo mức lãi hơn 173, 8 tỷ đồng, giảm hơn 15% so với cùng kỳ năm trước.
Theo lý giải của doanh nghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh trong quý II tăng do công ty đã tăng tàu đưa vào khai thác, cũng như mở thêm tuyến cả chặng nội địa (Nghi Sơn, Chân Mây, Long An...) và quốc tế (Singapore, Malaysia, Ấn Độ...).
Đáng chú ý, Hải An thông tin giá cước vận tải bình quân kỳ này tăng 6.5% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, sản lượng vận tải tăng nên sản lượng, doanh thu hoạt động cảng cũng tăng.
Kinh doanh nhiều lĩnh vực, Tổng công ty Hàng hải VN (VIMC) vừa thông báo mức lãi cao trong quý khi đạt doanh thu thuần đạt 4.645 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hoạt động khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải thu về 1.980 tỷ đồng, hoạt động vận tải đạt 1.169 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng ghi nhận khoản thu nhập khác 844 tỷ đồng. VIMC báo lãi sau thuế quý II/2024 đạt 1.138 tỷ đồng, tăng 126% so với cùng kỳ năm 2023.
Dữ liệu từ công ty nghiên cứu hàng hải độc lập Drewry, chỉ số container tổng hợp hiện nay đang đạt khoảng 5.736 USD/container 40 feet, thấp hơn 45% so với mức đỉnh đại dịch trước đó, nhưng cao hơn 304% so với tỷ lệ trung bình năm 2019 (trước đại dịch).
Chỉ số tổng hợp trung bình từ đầu năm đến nay là 3.946 USD/container 40 feet. Theo Drewry, tỷ lệ giao ngay đã đạt đỉnh, nhưng sự gián đoạn vận chuyển liên tục sẽ giữ mức sàn dưới mức giá giao ngay trong một thời gian.
Theo các doanh nghiệp vận tải biển, thời gian qua, giá cước vận tải biển có đà tăng, song chủ yếu tăng mạnh ở các tuyến biển xa và chủ yếu các hãng tàu nước ngoài được lợi. Các doanh nghiệp vận tải biển trong nước do đội tàu nhỏ, chỉ hoạt động tuyến ngắn nên không được hưởng lợi nhiều từ việc tăng giá cước.
Chưa kể, thị trường nhiều biến động với các bất ổn địa chính trị còn làm thị trường vận tải biển vẫn khó lường trong thời gian tới.
Dù vậy, nhiều chuyên gia tin tưởng từ nay tới cuối năm 2024, thị trường vận tải biển sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
_Sưu tầm_
— Tin tức —
VTEDCO – Website tuyển dụng trực tuyến