Khi bạn đi phỏng vấn hầu hết sẽ gặp phải câu hỏi “vì sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?”

Khi bạn đi phỏng vấn hầu hết sẽ gặp phải câu hỏi “vì sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?”. Đây là câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản. Nhưng nếu không khéo léo nó sẽ khiến bạn mất điểm rất lớn trước nhà tuyển dụng.

Dưới dây là 5 cách trả lời cho 5 tình huống nghỉ việc hay gặp phải có thể giúp bạn có được câu trả lời thuyết phục nhà tuyển dụng.

1. Đến lúc bạn nhận ra rằng công việc cũ không còn phù hợp với mình nữa. 

Nếu bạn thấy mình không còn thật sự yêu thích công việc đang làm như bạn từng nghĩ; Công việc đó “quá nặng” hay “quá nhẹ” so với năng lực của bạn thì việc bạn tìm một công việc phù hợp hơn là điều hết sức bình thường. Do đó, bạn chỉ cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy công việc họ đang tuyển là cơ hội tốt nhất dành cho bạn và bạn sẽ nỗ lực để hoàn thành nó tốt nhất là được.

2. Bạn nghỉ việc vì cảm thấy không hài lòng với sếp cũ. 

Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân nghỉ việc khá phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, dù bạn có bất mãn với sếp cũ thế nào đi nữa thì cũng không nên kể lể bất kỳ điều gì tại đây. Trường hợp này bạn có thể ko cần nói thật, hãy lấy 1 lý do khác như là tìm kiếm công việc phù hợp hơn hay là môi trường làm việc tốt hơn chẳng hạn.

3. Khi bạn có năng lực mà vẫn không thể được thăng chức. 

Mặc dù bạn xứng đáng nhưng vì lý do nào đó tại công ty, bạn không thể được thăng tiến. Vì vậy bạn quyết định “nhảy việc” với mong muốn sẽ có cơ hội thăng tiến ở công ty mới. Vậy nên, khi phỏng vấn xin việc, hãy mạnh dạn chia sẻ cho nhà tuyển dụng biết nguyện vọng của bạn, đồng thời đừng quên chứng minh cho họ thấy bạn là người có năng lực . Các câu chia sẻ như: “Tôi đã đạt được một số thành công nhất định ở công ty cũ và tôi nghĩ rằng mình cần tìm một vị trí công việc nào đó có nhiều thử thách hơn để có thể phát triển bản thân cũng như thăng tiến trong sự nghiệp” là một cách trả lời khá hay chẳng hạn.

4. Năm này qua tháng nọ mà vẫn không được tăng lương. 

Bạn làm việc quần quật năm này qua tháng nọ, gắn bó hết mình với công ty. Kết quả cũng được sếp thừa nhận rồi. Thế nhưng thật lạ sếp vẫn chưa tăng lương. Mà trước có một miệng ăn giờ thêm gấu, thêm vợ tiền lương đó bạn biết xoay sao. Đành tìm công việc mới với thu nhập tốt hơn.

Nếu bạn nghỉ việc vì lý do này, khi được hỏi “vì sao bạn nghỉ việc?” cứ bày bỏ mong muốn của bạn cho nhà tuyển dụng thấy. Nhân tiện đây bạn cũng có thể hỏi luôn về lộ trình tăng lương của công ty cũng như các chính sách mà công ty dành cho nhân viên như bạn. Tôi tin nhà tuyển dụng nào cũng vui vẻ trả lời bạn luôn.

5. Bạn bị đuổi việc 

Cho dù bạn có bị sa thải thật sự thì cũng không nên bi quan. Có lẽ bạn đã từng nghe qua câu: “Bạn sẽ chẳng biết mình là ai cho đến khi mình bị sa thải!”. Có thể vì chính điều này, bạn lại có động lực sửa đổi, hoàn thiện bản thân hơn.

Thực ra bạn cũng có thể nói dối cũng được nhưng nếu vẫn giữ quan điểm thật thà thì bạn nên xử lý câu hỏi trong tình huống này như sau: Hãy thành thật “thú tội” với nhà tuyển dụng nhưng khéo léo “tâm sự” câu chuyện của bạn theo hướng tích cực nhất có thể, ví dụ như cách mà bạn nỗ lực phát triển bản thân sau khi gặp phải tình thế đó; trong thời gian “tạm nghỉ việc”, bạn đã gặt hái được những gì, đã dành thời gian trống của mình để trau dồi, bồi bổ kiến thức, kĩ năng ra sao,…

Chúc các bạn thành công!

— Tin tức —
VTEDCO
– Website tuyển dụng trực tuyến

Bài đọc liên quan

Phẩm chất số một mà sếp Google muốn có ở nhân viên

Phẩm chất số một mà sếp Google muốn có ở nhân viên

5 cách gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn

5 cách gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

1900.5858.33