Tàu dầu là tàu chuyên dụng dùng để chở dầu dạng xô, thể lỏng. Dầu ở đây là dầu thô(crude oil) hay dầu thành phẩm(product oil). Dầu thô là dầu mỏ chưa qua chưng cất. Dầu thành phẩm là dầu đã qua chưng cất như xăng, dầu hỏa, dầu DO, dầu FO…

👉 Tàu dầu thường được phân loại theo tuyến hoạt động và trọng tải như sau:

– Product Tanker, trọng tải từ 10.000 đến dưới 25.000 dwt

– Panamax Tanker, trọng tải từ 25.000 đến dưới 45.000 dwt

– Aframax Tanker, trọng tải từ 45.000 đến dưới 80.000 dwt

– Suezmax Tanket, trọng tải từ 80.000 đến dưới 160.000 dwt

– VLCC (very large crude oil carrier), trọng tải từ 160.000 đến dưới 320.000 dwt

– ULCC (ustra large crude oil carrier), trọng tải từ 320.000 dwt trở lên.

👉 Hầm hàng trên tàu dầu (Cargo tank)

Cũng giống như tàu hàng khô, thân tàu dầu được chia thành 3 phần chính: phần Mũi, phần Lái và phần Giữa. Phần Mũi là phần bố trí neo nọc và thiết bị chằng buộc mũi tàu. Phần Lái là phần bố trí buồng máy, buồng lái, phòng ở thuyền viên và thiết bị chằng buộc phía lái tàu. Phần Giữa là không gian bố trí hầm hàng, các két nước dằn, buồng bơm…

Hai đầu khu vực hầm hàng tàu dầu được ngăn cách với phần Mũi và phần Lái bởi các khoang cách ly(cofferdam). Giống như tàu hàng khô, một hầm hàng tàu dầu cũng được tạo nên bởi hai vách ngang kín nước(transverse bulkhead). Tuy nhiên, để giảm bớt mặt thoáng, chúng còn được ngăn ra bởi một hay hai vách ngăn dọc(longitudinal bulkhead) để tạo thành những khoang, hầm chứa dầu độc lập. Mỗi tàu dầu thường có từ 8 đến 12 khoang, hầm hàng

Tên gọi hầm hàng theo thứ tự từ mũi đến lái(1, 2, 3, 4…).. Mỗi hầm thường có 3 khoang(phải, trái, giữa), hay starboard tank, port tank, center tank). Các két bên cạnh còn có tên gọi là két mạn(wing tank). Kí hiệu biểu thị các két như sau::két 1 trái(Tk No1/P), két 2 phải(Tk No2/S), két 3 giữa(Tk No3/C) hay két mạn 1 phải(WTk No1/S)….

Miệng hầm hàng tàu dầu nhỏ, thường là hình tròn, có đường kính khoảng từ 600mm đến 1.200mm. Miệng hầm tàu dầu không những cần kín nước mà còn kín khí.

👉 Các két nước dằn trên tàu biển (Ballast tank)

Giống như các tàu hàng khô, tàu dầu cũng cần có các két nước dằn(ballast tank), dùng để dằn tàu mỗi khi tàu chạy không hàng(ballast condition). Két nước dằn trên tàu dầu có thể là những két riêng biệt, chỉ để chứa nước dằn(segregated ballast tank). Ngoài ra, một số tàu dầu sử dụng hầm hàng chuyên để chứa nước dằn mỗi khi không có hàng(dedicated ballast tank).

Để ngăn ngừa ô nhiễm khi bơm nước dằn ra ngoài, tàu dầu phải có các phương tiện phát hiện dầu trong két nước dằn trước mỗi khi bơm ra biển. Tàu dầu phải có thiết bị dừng bơm ballast khẩn cấp khi cần thiết(emergency stop button). Theo quy định mới, lỗ thoát nước dằn tàu dầu phải nằm ở hai bên mạn tàu và trên đường nước chuyên chở, ở trạng thái tàu chở đầy nước dằn(full ballast condition).

👉 Thiết bị làm hàng trên tàu dầu (cargo handling)

Tàu hàng khô dùng cần cẩu để nhận và trả hàng. Tàu dầu dùng hệ thống van, ống, các bơm để nhận và trả hàng.

Đường ống nhận hàng nằm trên mặt boong chính (deck line). Hàng trên bờ qua rồng nhận hàng (cargo hose), đến cụm van tổng (manifold valves), qua ống rót hàng xuống hầm (drop line). Cụm van tổng là cụm van nhận và trả hàng, được lắp đăt ở hai bên mạn tàu, trên mặt boong chính.

Đường ống trả hàng nằm dưới đáy hầm hàng (bottom line). Hàng chui qua miệng ống hút, chạy về buồng bơm, được bơm đẩy lên mặt boong chính, qua van tổng, rồi lên bờ.

Mỗi một đường ống nhận hay trả hàng đều thiết kế dành riêng cho một nhóm các két trên tàu. Tuy nhiên, để linh hoạt và tiện lợi trong điều chỉnh dòng dầu di chuyển trong các ống theo ý muốn, giữa cặp ống nhận (hay trả hàng) còn được nối với nhau bằng các ống ngang(crossover line) và có các van chặn tương ứng.

👉 Thiết bị hút cạn

Để có thể hút cạn dầu trong các két, người ta lắp thêm các thiết bị hút cạn (conductor, stripping pump &line). Để xả kiệt dầu trong các đường ống và các bơm xuống két, các ống và các bơm liên quan đều có các van xả cạn (drain valve).

Mỗi tàu thường có một buồng bơm, nơi tập trung các bơm phục vụ cho làm hàng. Tàu dầu thiết kế để chở nhiều loại dầu khác nhau có thể có hai buồng bơm. Buồng bơm thường thiết kế ở khu vực gần buồng máy.

Tuy có chút khác biệt, song xét về nguyên tắc chung, hệ thống van ống làm hàng trên các tàu dầu đều gần giống nhau.

👉 Thông gió hầm hàng trên tàu dầu (cargo ventilation)

Kiểm soát thông gió hầm hàng trên tàu hàng khô chủ yếu nhằm để bảo vệ hàng hóa. Kiểm soát thông gió hầm hàng trên tàu dầu chủ yếu nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và phòng chống cháy nổ.

Hệ thống thông hơi hầm hàng(cargo tank venting) là hệ thống riêng biệt, khép kín giữa các hầm hàng. Mỗi két có một hệ thống thông hơi riêng biệt. Hơi dầu thoát ra từ mỗi két được gom về một ống chung và thoát ra ngoài theo ống thông hơi chung. Chức năng của thiết bị thông hơi mỗi két nhằm tự động cân bằng áp suất trong và ngoài hầm do sự giản nở nhiệt của môi trường. Thiết bị thông hơi còn nhằm kiểm soát hiện tượng tăng áp hay giảm chân không có thể xảy ra trong hầm hang khi làm hàng hay bơm nước dằn. Thiết bị thông hơi có thể kiểm soát hoạt động tự động hay bằng tay.

👉 Hệ thống khí trơ (inertgas system)

Hệ thống khí trơ là hệ thống đặc trưng có trên tàu dầu. Theo qui định mới, tàu dầu có sức chở từ 8000dwt trở lên là phải lắp đặt hệ thống khí trơ trên tàu. Hệ thống khí trơ bao gồm thiết bị sản xuất khí trơ, các van ống và thiết bị kiểm soát lượng khí trơ cung cấp cho các hầm hàng.

Một khi hầm hàng được cung cấp khí trơ, lượng ô xy trong hầm hàng sẽ giảm xuống dưới mức cần thiết có thể gây cháy nổ nếu gặp phải tia lửa. Phải cung cấp và duy trì lượng khí trơ cho mỗi hầm hàng trong suốt quá trình hoạt động tàu. Trừ khi có nhu cầu sửa chữa hầm hàng hay cho tàu lên đà mới ngừng cung cấp khí trơ cho các hầm.

👉 Hệ thống hâm nóng hàng hóa (Cargo heating)

Để thuận tiện trong việc bơm trả hàng, các tàu dầu chạy vùng lạnh và đặc biêt là tàu chở dầu thô, dầu nặng luôn có hệ thống hâm nóng hàng hóa trong mỗi khoang két hàng hóa. Nhờ có hệ thống hâm nóng hàng hóa mà rút ngắn được thời gian làm hàng.

👉 Rửa hầm trên tàu dầu (cargo hold washing)

Giống như yêu cầu dọn dẹp hầm hàng trên tàu hàng khô, hầm hàng tàu dầu cũng cần được vệ sinh định kỳ, đặc biệt là khi vệ sinh để chở chủng loại dầu mới. Dầu có nhiều cấn cặn, nhất là dầu thô hay dầu nặng. Cấn cặn dầu không chỉ lắng đọng dưới đáy hầm mà còn bám cả vào vách hầm hàng tạo nên những lớp phim mỏng, để lâu ngày có thể làm giảm sức chứa của hầm. Tùy theo trang thiết bị rửa hầm cụ thể của từng tàu, hầm hàng có thể được rửa bằng tay với vòi phun nước áp lực cao hay tự động, bởi thiết bị rửa hầm bằng dầu hàng hóa (crude oil washing-COW). Rửa hầm bằng thiết bị COW trong thời gian trả hàng, không những làm sạch hầm hàng mà còn trả triệt để số hàng đã nhận.

👉 Két chứa dầu bẩn hầm hàng (Slop tank)

Các tàu dầu đều có két dành riêng để chứa cấn cặn hàng hóa(slop tank) sau mỗi khi rửa hầm. Cấn cặn hàng hóa hay cấn cặn nước dằn đều được chứa vào két dầu bẩn để xử lý. Theo qui định, dung tích két dầu bẩn cần thiết của tàu là khoảng 3 % tổng dung tích hầm hàng.

👉 Chữa cháy hầm hàng trên tàu dầu (cargo holds fire smothering)

Người ta thường sử dụng khí để chữa cháy hầm hàng tàu trên tàu hàng khô như CO2 hay Helon… Đối với tàu dầu, người ta thường sử dụng bọt. Hệ thống chữa cháy bằng bọt bao gồm két chứa công chất tạo bọt, van, ống cứu hỏa và súng phun bọt. Súng phun bọt trên tàu dầu có thể với tới bất kỳ boong hầm hàng nào trên tàu.

👉 Các cửa mở về phía khu vực hầm hàng trên tàu dầu (doors & openings)

Trên tầu hàng khô, hướng mở các cửa sổ, cửa ra vào về hướng nào không quan trọng lắm, nhưng trên tàu dầu, người ta không cho phép mở các cửa hướng về phía khu vực hầm hàng để tránh hơi dầu có thể tràn vào các không gian mở. Trường hợp bắt buộc cần mở cửa để lấy ánh sáng, thì cửa đó phải là cửa cố định.

👉 Phòng hút thuốc (smoking room)

Trên tàu hàng khô, không bắt buộc phải thiết kế phòng hút thuốc. Nhưng trên tàu dầu thì bắt buộc phải thiết kế riêng phòng hút thuốc. Những thuyền viên hút thuốc, đặc biệt là thuyền viên nghiện ngập, không được chủ tàu dầu hoan nghênh. Hút thuốc là một điểm yếu của ứng viên làm việc trên tàu dầu..

👉 Tiêu chuẩn của các công ty dầu hàng hải quốc tế ( Oil Companies Marine Foru -OCIMF)

Tiêu chuẩn về an toàn trang thiết bị và hoạt động hàng hải của tàu hàng khô phụ thuộc vào qui định của IMO, vào sự giám sát bởi cơ quan Đăng kiểm của Chính quyền tàu treo cờ và sự kiểm tra của Chính quyền Cảng, nơi tàu neo đậu. Tương tự như trên, tàu dầu còn phải chịu thêm sự kiểm tra và giám sát bởi hiệp hội công nghiệp các công ty dầu hàng hải quốc tế (OCIMF).

Người kiểm tra có thể là đại diện của công ty dầu, người thuê tàu. Kiểm tra này gọi là kiểm tra bổ sung(vetting inspection). Nội dung kiểm tra cũng dựa vào tiêu chuẩn quốc tế về trang thiết bị và an toàn hoạt động của tàu dầu theo IMO, tuy nhiên nó có thể có những qui định khác nằm ngoài qui định của Chính quyền.

----------------

𝐕𝐓𝐄𝐃𝐂𝐎 𝐂𝐑𝐄𝐖 - Tuyển dụng & Cung ứng thuyền viên

☎️ Hotline: 1900 5858 33

📧 Email: crewman@vtedco.vn

📱 Capt. Châu: 093 438 5155

📱 CE. Đạt: 093 423 5358

📱 Mr. Tính: 094 810 8088

📬 Trụ sở chính: MG02-12A thuộc TTTM Vincom Lê Thánh Tông, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam

🚩 Chi nhánh 1 : Đường Lê Lợi, Khu 4, P. Quảng Yên, TX. Quảng Yên, T. Quảng Ninh, Việt Nam

🚩 Chi nhánh 2: Khu trung tâm KĐT Tây Hồ Tây, Đ. Trục Tây Thăng Long, P. Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam

🚩 Chi nhánh 3: Bàu Bàng, P. 13, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

— Tin tức —
VTEDCO
– Website tuyển dụng trực tuyến

Bài đọc liên quan

Cuộc 'cách mạng' tìm việc của Gen Z

Cuộc 'cách mạng' tìm việc của Gen Z

Giải pháp tìm trường du học theo tài chính và năng lực

Giải pháp tìm trường du học theo tài chính và năng lực

Canada giảm 1/3 visa du học, siết cấp phép lao động cho sinh viên quốc tế

Canada giảm 1/3 visa du học, siết cấp phép lao động cho sinh viên quốc tế

1900.5858.33